Đồng Hồ Omega Speedmaster Chinh Phục Được NASA Và Mặt Trăng Như Thế Nào?

dong-ho-omega-speedmaster-dwatch

Nếu bạn là tín đồ của dòng đồng hồ cao cấp, chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến chiếc đồng hồ Mặt Trăng của thương hiêu đồng hồ Omega, đồng hồ Omega Speedmaster.

Chỉ với  khoảng 50 năm phát triển, là một bộ sưu tập “trẻ tuổi” nhất trong tất cả các bộ sưu tập của hãng, nhưng Omega Speedmaster đã làm nên kỳ tích vượt trội, một kỳ tích hiếm hoi mà bao hãng đồng hồ khác đều mơ ước và khao khát, khi trở thành “người đồng hành” gắn liền với cột mốc chinh phục vũ trụ của loài người, với hơn 5 lần thám hiểm  Mặt Trăng cùng 118 chuyến bay vào không gian, những chuyến thám hiểm địa cực và đã cứu mạng nhiều phi hành gia trong một chuyến bay.

Nói về chất lượng đồng hồ, có thể nói là “không đối thủ” khi Omega Speedmaster đã vượt qua hàng loạt đối thủ sừng sỏ như Rolex, Hamilton, BreitlingBulovaLongines,… để trở thành chiếc đồng hồ duy nhất có đạt đủ chỉ tiêu gắt gao của Cơ quan hàng không và không gian hoa kỳ NASA và đã được cơ quan này chấp thuận cho sát cánh cùng các phi hành gia trong công cuộc chinh phục Mặt Trăng vĩ đại.

Và ngay cả khi đã nửa thế kỉ trôi qua từ khi con người đặt chân thành công lên Mặt Trăng đến nay, đồng hồ Omega Speedmaster vẫn tiếp tục là mẫu đồng hồ được NASA tin tưởng trong các hoạt động du hành và nghiên cứu không gian vũ trụ.

Vây Làm thế nào đồng hồ Omega Speedmaster chinh phục được NASA và Mặt Trăng?

Cuộc hành trình vĩ đại của đồng hồ Omega Speedmaster.

Thật bất ngờ khi được biết nguyên bản của chiếc đồng hồ với hơn 5 lần chinh phục Mặt Trăng khá khiêm tốn, chúng được chế tác chỉ đơn giản là mẫu đồng hồ Chronograph dành cho những tín đồ đam mê môn thể thao đua xe.

Ra mắt chính thức vào năm 1957, mẫu Omega Speedmaster đầu tiên (Ref. 2915) được sử dụng bộ máy cơ huyền thoại Omega Calibre 321, hoạt động bằng cơ chế lên giây cót thủ công, được phát triển bởi nhà sản xuất máy đồng hồ Lemania và lấy cảm hứng thiết kế từ bảng thông số điều khiển của xe đua thể thao Ý trong thâp niên 50.

Omega Speedmaster được xem là một trong bộ “tam kiệt” thời đó của hãng Omega cùng với Omega Seamaster 300 (CK2913) và Omega Railmaster (CK2914).

Cái tên “Speedmaster”(bậc thầy tốc độ) không có hàm ý gì về vũ trụ không gian cả, mà dùng để chỉ về thiết kế vành bezel có khắc thông số vận tốc Tachymeters rất độc đáo, có mục đích giúp người dùng dễ dàng theo dõi và đo lường tốc độ xe đua bằng Tachymeters một rõ ràng nhất.

Đồng hồ Omega Speedmaster năm 1958.

Đó là một thiết kế mang tính đột phá, Omega Speedmaster là đồng hồ đầu tiên không khắc thông số Tachymeters ở mặt số mà khắc nổi ngay bên vành bezel, mang lại sự thu hút, chú ý của phần đông dân hâm mộ môn thể thao đua xe cũng như cũng như các hãng sản xuất đồng hồ khác.

Sau này, chính Rolex cũng đã “mượn ý tưởng” đó để ứng dụng lên chiếc Rolex Daytona  được sản xuất vào năm 1963 và cả hãng chuyên về đồng hồ xe đua nổi tiếng là Tag Heuer cũng ứng dụng lên ý tưởng thiết kế ấy lên vòng bezel xoay vào năm 1970.

Điểm để phân biệt đời Omega Speedmaster với đời con cháu sau này chính là ở phần kim. Omega Speedmaster đời đầu có thiết kế kim giờ “broad arrow”(mũi tên vĩ đại) rất to và dễ nhận biết.

Tổng quan, đồng hồ Omega Speedmaster có thiết kế đơn giản nhưng mạnh mẽ, cứng cáp, sử dụng hai tông màu phản quang trắng đen rõ ràng, 2 mấu tai cong, mặt kính Plexiglas và có kích thước vỏ là 38mm.

Nói về bộ máy Calibre 321(còn có tên gọi khác là Lemania cal. 2310), đây là bộ máy được Omega và Lemania hợp tác sản xuất từ năm 1942, được bán và phân phối cho các hãng danh tiếng như Breguet, Patek Phillippe và Vacheron Constantin sử dụng cho các mẫu đồng hồ Chronograph cao cấp.

Năm 1946, bộ máy này đã được cải tiến thêm một lần nữa, gia công thêm khả năng chống từ trường và chống lực sốc, tạo tiền đề quan trọng cho chất lượng bộ máy sau này sẽ được kiểm chứng qua những bài kiểm tra gắt gao của Viện hàng không NASA.

Mẫu Omega Speedmaster CK.2915 chỉ được sản xuất và kinh doanh trong khoảng 2 năm thì được nâng cấp thành Omega Speedmaster CK.2998 vào năm 1960, phiên bản tiền đề cho mẫu Omega Speedmaster Professional trở thành một huyền thoại.

Đồng hồ Omega Speedmaster ck.2998

Omega Speedmaster CK.2998 có thiết kế to và dày hơn mẫu cũ với kích thước vỏ 40mm, kim giờ thiết kế tinh giản hơn và có vành bezel làm bằng hợp kim nhôm đen khắc chữ trắng giúp dễ xem thông số Tachymeters hơn, và không những thế, Omega Speedmaster CK.2998 còn được bổ sung thêm ron cao su chống nước, làm tăng thêm khả năng chống nước của đồng hồ.

Trong chuyến hành trình lịch sử trên con tàu Sigma 7 vào tháng 10/1962 – Phi hành gia tài ba Wally Schirra, phi hành gia duy nhất có mặt đủ trong cả ba sứ mệnh Mercury, Gemini, và Apollo của NASA, đã đeo theo chiếc đồng hồ Omega Speedmaster Ref. 2998 để thực hiện nhiệm vụ Mercury-Atlas 8 với mục đích thử nghiệm kỹ thuật trên không gian.

Wally Schirra.

Điều đặc biệt, Omega Speedmaster là chiếc đồng hồ thuộc sở hữu cá nhân của Wally Schirra chứ không phải là đồng hồ được chỉ định bởi NASA, và đó là lần đầu tiên Omega Speedmaster được trải nghiệm bên ngoài không gian Trài Đất cũng như “lọt được vào mắt xanh” của NASA.

Wally Schirra và chiếc Omega Speedmaster ck.2998 trên cổ tay.

Năm 1962 là năm bùng nổ thời kì chinh phục vũ trụ, khi Tổng thống Mỹ John F.Kenedy đã tuyên bố sẽ không tiếc chi phí đầu tư cho công cuộc chinh phục Mặt Trăng của NASA.

Với câu nói nổi tiếng  “Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng và tiến hành những chương trình khác không phải vì đây là những việc dễ làm, nhưng bởi vì đây là những sứ mạng khó khăn”, cùng số tiền đầu tư 22 tỷ đô-la cho đề án Apollo đã làm bàn đạp vững chắc cho công cuộc đổ bộ thành công của tàu Apollo lên mặt trăng vào năm 1969, ngay 6 năm sau khi Tổng thống John F.Kenedy bị ám sát.

Thời gian đầu năm 1962 Omega vẫn còn sản xuất Ref.2998, nhưng cũng cùng lúc cải tiến thêm và sản xuất các đời tiếp theo của Speedmaster.

Đặc biệt nhất là sự ra đời mẫu đồng hồ Omega Speedmaster Ref.105.012, mẫu đồng hồ Speedmaster đầu tiên có Crow Guard, được đồng hành theo các phi hành gia trong nhiều chuyến du hành vũ trụ và trở thành biểu tượng Moonwatch của lịch sử Thế giới đồng hồ.

Thiết kế điển hình của đồng hồ Omega Speedmaster ck.105.012

NASA trong năm 1962 cũng rất quan tâm đến phụ kiện đồng hồ đeo tay cho các phi hành gia.

Ngay từ khi nhận được lời kêu gọi của Tổng thống Kenedy, NASA liền mua lại một loạt đồng hồ Chronograph từ nhiều thương hiệu đồng hồ cao cấp nhất thời bấy giờ như Breitling, Longines, Omega, Rolex, và một số thương hiệu lớn khác như Hamilton, Bulova,… với tiêu chí tìm ra được chiếc đồng hồ tốt nhất dành cho các phi hành gia.

Khi NASA nhận được những chiếc đồng hồ cao cấp trên, họ đã thử nghiệm chúng với một loạt thí nghiệm và quy trình được gọi là “Qualification Test Procedures”.

Sau khi kết thúc bài thử nghiệm, chỉ còn ba chiếc đồng hồ chronographs vượt qua được toàn bộ những thử nghiệm gắt gao đó.

“Một rừng không thể có hai hổ”, những chiếc đồng hồ “lọt vào vòng chung kết” lại tiếp tục phải trải qua thêm 11 bài kiểm tra khắc nghiệt khác nhau, cũng là những thử nghiệm được coi là nghiêm ngặt nhất trong lịch sử chế tác đồng hồ qua các quá trình sau:

Nhiệt độ cao: 48 giờ ở nhiệt độ 160°F (71°C), tiếp theo đó là 30 phút ở 200°F (93°C).

Nhiệt độ thấp: 4 giờ ở nhiệt độ 0°F (-18°C).

Nhiệt độ – Áp suất: Tăng nhiệt độ lên 71°C trong 45 phút, sau đó giảm nhiệt xuống -18°C trong 45 phút trong áp suất 10-6 atm, lặp lại 15 lần.

Độ ẩm: 240 giờ ở nhiệt độ từ 68°F đến 160°F (20°C – 71°C) với độ ẩm khoảng 95%.

Khí oxy: 48 giờ trong bầu khí quyển 100% oxy ở áp suất 0,35 atm.

Sốc: Sáu cú va chạm 40G, mỗi cú va chạm trong khoảng thời gian 11 mili giây, theo sáu hướng khác nhau.

Gia tốc: Từ 1G đến 7,25 G trong vòng 333 giây, theo một trục song song với chiều dọc của tàu vũ trụ.

Áp suất thấp: 90 phút trong chân không 10-6 ATM với nhiệt độ 160°F (71°C) và 30 phút ở 200°F (93°C).

Áp suất cao: 1,6 ATM trong thời gian tối thiểu là một giờ.

Rung động: Ba chu kỳ 30 phút dao động khác nhau từ 5 đến 2000 Hz.

Tiếng ồn: 130 dB trên dải tần số từ 40 đến 10.000 Hz, thời lượng 30 phút.

Và vào ngày 1/3/1965, kết quả kiểm tra được hoàn thành và chỉ có duy nhất Omega Speedmaster vượt qua hoàn toàn các thử nghiệm.

Tại thời điểm đó, những nhà thử nghiệm của NASA đã chính thức viết báo cáo như sau: “Các bài kiểm tra và hoạt động và môi trường của ba chiếc đồng hồ chronograph đã được hoàn thành, và đồng hồ Omega chronograph đã được kiểm tra và cung cấp cho ba thành viên của đội ngũ Gemini Titan III”.

Đồng hồ Omega Speedmaster và giấy chứng nhận “trúng tuyển” từ NASA.

Ngay trong năm 1965, Omega Speedmaster phiên bản mới mang mã hiệu là ref.145.012 được nhìn thấy trên tay một phi hành gia không gian ở bức ảnh của Ed White đang thi hành nhiệm vụ Gemini 4 vào tháng 6/1965. Chiếc đồng hồ được gắn trên tay qua dây đeo Nylon dài được bảo vệ bằng Velcro.

Ed White và chiếc đồng hồ Omega Speedmaster bên cánh tay trái.

Nhiệm vụ Gemini 4 thành công mỹ mãn, hãng Omega đã vô cùng tự hào và quyết định thêm ngay chữ “Professional” vào phần phía dưới tên Omega Speedmaster trên mặt số, do đó các mẫ Speedmaster mang tên chính thức là Omega Speedmaster Professional.

Ref.145.012 là đời đồng hồ Speedmaster cuối cùng sử dụng máy Caliber 321 và cũng là chiếc đồng hồ có giá trị thấp nhất trong những chiếc đồng hồ sử dụng bộ máy này.

Đồng hồ Ref.145.012 khá giống với đời Ref.105.012 nhưng có một chút khác biệt về nút bấm Chronograph.  Nếu bạn muốn sở hữu một chiếc đồng hồ gắn liền với những phi hành gia vũ trụ mà không muốn bỏ ra gia tài lớn thì là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho bạn.

Và thêm một điều thú vị là không phải Reference 145.012 mà là phiên bản cũ hơn , Speedmaster Ref 105.012 mới thực sự trở thành chiếc đồng hồ đầu tiên có mặt tại Mặt Trăng.

Ngày 20/7/1969, tàu Apollo 11 lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại đổ bộ thành công lên Mặt Trăng.

Ở chuyến bay lịch sử của tàu Apollo 11 chỉ bao gồm 3 phi hành gia là Neil Armstrong, Buzz Aldrin, and Michael Collins; với cả hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin đều đeo Omega Speedmaster Professional ref. 105.012 còn Michael Collins thì đeo Speedmaster ref. 145.012.

Người đặt chân đầu tiên lên Mặt Trăng là Neils Armstrong, nhưng lúc đó Armstrong không đeo theo Omega Speedmaster.

Vài phút sau, Buzz Aldrin lúc ấy đang đeo Omega Speedmaster Professional ref. 105.012 cũng đã bước những bước chân đầu tiên theo sau Neils Armstrong xuống bề mặt mặt trăng. Còn Michael Collins với mẫu Speedmaster ref. 145.012 thì ở lại trực trên thuyền.

Buzz Aldrin và đồng hồ Omega Speedmaster Professional ref. 105.012

Sau nhiệm vụ Apollo 11 đạt kết quả thành công mỹ mãn, mẫu Omega Speedmaster Professional ref. 105.012 đã trở thành biểu tượng “Đồng hồ Mặt Trăng” và là nguyên tác để phát triển các dòng Speedmaster đời sau.

Để kỷ niệm chiến tích vang dội này, phần đáy vỏ phía sau của Speedmaster Professional với  Hình Hải mã đã được bỏ đi, thay vào đó là cụm từ “The first watch worn on the moon” và “Flight qualified by NASA for all manned space missions”.

Năm 1968, Omega đã quyết định đổi cỗ máy Caliber 321 bằng một cỗ máy khác chính xác hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn mang tên Caliber 861 ở mẫu Omega Speedmaster ref. 145.022 phiên bản mới – đây cũng là một cỗ máy cũng được sản xuất bởi Lemania.

Mặt sau lai được thay đổi vào năm 1971 khi kết hợp thêm cả hình Hải mã Hippocampus vào mặt sau. Và thiết kế đó vẫn được giữ nguyên tới tận ngày nay trên đồng hồ Speedmaster Professional.

Vào ngày 14 tháng 4, năm 1970, chuyến tàu Apollo 13 đã gặp phải sự cố điện gây ra vụ nổ lớn khiến cho hệ thống ngưng hoạt động, toàn bộ phi hành đoàn đã phải di tản đến tàu nhỏ Aquarius Lunar Module để tiết kiệm năng lượng.

3 thuỷ thủ phi tàu Apollo 13.

Sau khi sửa lại những trục trặc và hệ thống bắt đầu hoạt động trở lại, phi hành đoàn bắt đầu quá trình trở về Trái Đất.

Chính lúc này, chiếc Omega Speedmaster bắt đầu có hai nhiệm vụ quan trọng: Tính thời gian bắt đầu kích hoạt tên lửa đẩy, đưa tàu về Trái Đất và Tính thời gian kích hoạt tên lửa hãm, giúp giảm tốc làm cho tàu vũ trụ có thể đi vào Tầng khí quyển của Trái Đất.

Tất nhiên, mọi chuyện đã thành công tốt đẹp, Jack Swigert đã sử dụng chiếc đồng hồ Speedmaster của mình để tính toán chính xác được 14 giây quan trọng của động cơ đẩy để tàu có thể đi vào bầu khí quyển của Trái đất.

Vào ngày 5/10/1970, NASA cùng các phi hành gia Apollo 13 đã trao tặng huy hiệu Snoopy cho Omega Speedmaster “vì sự cống hiến, tính chuyên nghiệp, và những đóng góp xuất sắc để hỗ trợ Dự án Lunar Landing đầu tiên của Hoa Kỳ.”

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về sự kiện trên, bạn có thể xem bộ phim Apollo 13  ra mắt vào năm 1995 của Tom Hank.

Để kỷ niệm sự kiện này, vào năm 2003, Omega đã giới thiệu mẫu Speedmaster Snoopy phiên bản giới hạn với hình chú chó Snoopy trên mặt số.

Theo văn hóa Hoa Kỳ, với mỗi một đội ngũ hay một tổ chức nào đó, chúng ta thường có một linh vật đem lại may mắn. Và với NASA, chúng ta có Snoopy – chú chó giống Beagle dễ thương, một trong những nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất mọi thời đại. NASA đã chọn Snoopy làm linh vật cho nhiệm vụ Apollo vào năm 1968, với những chiếc huy hiệu hình chú chó này đang mặc đồ phi hành gia.

Đây là một cách chơi chữ trong tiếng Anh, khi tàu Apollo 10 có nhiệm vụ “Snoop around” (tìm kiếm) vị trí hạ cánh của tàu Apollo 11. Cũng vì lẽ đó, phi hành đoàn của Apollo 10 còn có biệt danh là “Snoopy”. Và đó cũng chính là lý do tại sao chú chó Snoopy lại có mặt trên một chiếc Omega Speedmaster.

Trong suốt những năm sau đó, sức hút của dòng Omega Speedmaster vẫn tạo nên sức hút rất mãnh liệt với giới đam mê đồng hồ qua những mẫu thiết kế đặc biệt qua từng năm tháng.

Các mẫu thiết kế Omega Speedmaster sau có bổ sung thêm nhiều chức năng cầu kì, phức tạp hơn như chu kỳ trăng, Chronograph song đôi, Lịch vạn niên,… sử dụng kính sapphire thay cho kính Pexiglas, sơn thêm chất liệu dạ quang cao cấp Super Luminova ở 3 kim và vạch số để hỗ trợ xem giờ trong tối, tạo hình thiết kế lộ máy ở mặt số, sử dụng thêm các chất liệu sang trọng như kim cương để đính thay cho các vạch số.

Tổng cộng, bộ suu tập Speedmaster của Omega có tới hơn 250 mẫu khác nhau với nhiều mức giá cả khác nhau, sử dụng cả máy cơ truyền thống lẫn máy pin hiện đại.

Omega cũng giới thiệu một số mẫu Speedmaster Professional phiên bản giới hạn để kỷ niệm những nhiệm vụ không gian của NASA.

Trong năm 2009, họ đã giới thiệu 2 phiên bản giới hạn của mẫu Speedmaster Professional Moonwatch Apollo 11 “40th Anniversary” để kỷ niệm 40 năm nhiệm vụ Apollo 11: phiên bản bằng thép không gỉ với 7.969 chiếc; phiên bản còn lại xuất hiện với chất liệu platinum và vàng nguyên khối 18K (69 chiếc).

Omega hiện đang thiết kế một chiếc Speedmaster có khả năng đồng hành cũng các phi hành gia tới sao Hỏa (nơi có nhiệt độ rơi vào khoảng -133°C – 27°C), dự kiến ra mắt vào năm 2030.

Ngoài ra, năm 2019 là năm kỷ niệm 50 năm ngày nhân loại lần đầu tiên đổ bộ thành công lên Mặt Trăng từ năm 1969, hứa hẹn hãng Omega sẽ cho ra mắt một siêu phẩm Speedmaster kinh điển trong năm nay.

Mua đồng hồ Omega SpeedMaster replica tại Dwatch Thế Giới Đồng Hồ Đẹp

Bạn đang tìm một đơn vị để mua đồng hồ replica với tiêu chí uy tín, đảm bảo với giá cả cạnh tranh và chất lượng tốt thì Dwatch Thế Giới Đồng Hồ Đẹp sẽ đáp ứng đủ các yêu cầu của bạn.

Hiện nay chúng tôi có 2 mẫu đồng hồ Omega SpeedMaster replica với giá tốt. Nếu bạn yêu thích sản phẩm của thương hiệu đồng hồ Omega nhưng không có đủ điều kiện mua đồng hồ Omega chính hãng thì có thể tham khảo đồng hồ replica nhé !

Xem thêm các mẫu đồng hồ Omega replica tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *