Bạn là không rành về kiến thức đồng hồ và cũng đau đầu với những thuật ngữ khái niệm khó nhằn nhưng lại muốn mua đồng hồ tốt lẫn dùng đồng hồ thật đúng? Đó lý do bạn cần đến những kiến thức về đồng hồ không thể không biết và đặc biệt dễ nhớ dành cho tay mơ sau đây!
CÁC KIẾN THỨC ĐỒNG HỒ CƠ BẢN AI CŨNG CẦN BIẾT
Nghiên cứu kỹ thuật chuyên sâu về kiến thức đồng hồ là chuyện dành cho chuyên gia, người thợ và sửa chữa đồng hồ, còn chúng ta thì chỉ cần nhớ kỹ những kiến thức về đồng hồ cơ bản nhất sắp được nói bên dưới để:
Mua đúng mẫu mình cần
Không bị hớ giá, lừa gạt
Sử dụng đúng để bền đẹp
Xem bộ sưu tập đồng hồ siêu hot <—- CLICK
MỞ ĐẦU KIẾN THỨC VỀ ĐỒNG HỒ: CHẤT LIỆU
Thép Không Gỉ ? dùng cho đồng hồ là loại 316L với đặc điểm kỹ thuật phù hợp khi đeo trên tay thường như chịu mồ hôi, không gây dị ứng, trọng lượng vừa phải, chất ăn mòn thường gặp như: muối, acid hữu cơ, chất tẩy…, để luôn cứng cáp và thẩm mỹ.
>>> Khá đắt tiền nên thường chỉ có trên đồng hồ cao cấp, các sản phẩm của thương hiệu danh tiếng.
Tinh Thể Khoáng ? (Mineral Crystal) hay còn gọi là kính cứng là loại kính khoáng chất, chống trầy tốt, tuy kém hơn Sapphire nhưng nó rất khó bị nứt vỡ, giá thành cũng phải chăng hơn rất nhiều khi mua cả mẫu đồng hồ hoặc mua riêng để thay thế.
>>> Chất liệu kính cứng rất dễ tìm mua này còn giúp cho đồng hồ thanh mảnh hơn, nếu yêu cầu cao về độ bền hoặc chơi thể thao, muốn giảm giá thành, bạn nên chọn loại đồng hồ dùng kính này.
Mạ PVD ? Physical Vapor Deposition – lắng đọng chân không hay còn gọi là mạ ion, một công nghệ tạo lớp phủ (vàng, hợp chất màu, các kim loại màu, …) trên bề mặt các bộ phận kim loại của đồng hồ để cải thiện độ cứng, chịu mài mòn và khả năng chống oxy hóa.
>>> Lớp phủ tạo ra bởi công nghệ PVD rất bền bỉ khó phai và đẹp nhưng cũng đắt tiền. Bạn nên chọn đồng hồ cao cấp để đồng hồ thật sự đẹp theo thời gian và được mạ bằng chất liệu tốt (vàng thật, bạch kim, …)
Dạ Quang ? một lớp chất liệu hấp thụ ánh sáng và phát ra ánh sáng phủ trên kim, dấu giờ để xem giờ trong bóng tối (hoạt động như pin sạc) trong thời gian nhất định tùy loại chất dạ quang. Do không phải là chất tự phát sáng nên hoàn toàn không độc hại.
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC ĐỒNG HỒ: TÍNH NĂNG
>>>Giây Nhỏ ? là đồng hồ giây bình thường nhưng được tách riêng ra ở mặt số phụ để cho cái nhìn khác đồng thời thể hiện bộ máy của chiếc đồng hồ này tinh vi hơn chức năng giây đặt ở trung tâm.
>>>Chronograph ? là bộ bấm giờ thường có trên đồng hồ thể thao, tối thiểu phải có bấm giờ phút (thường đặt ở mặt số phụ) và giây (thường đặt ở trung tâm), kích hoạt và bắt đầu bằng 2 (hoặc 1) nút bấm trên vỏ đồng hồ.
>>>Tachymeter ? chức năng đo vận tốc thường nhận biết bằng chữ Tachymeter trên mặt số. Sử dụng bằng cách bấm nút để kim giây trung tâm chạy, kim giây dừng ở con số nào trên thước đo có chữ Tachymeter khi đối tượng đo chạy hết 1 km thì đó là vận tốc của đối tượng đo.
Đồng Hồ 24 Giờ ? tính năng này cần thiết cho phi công, nhà khoa học, thiên văn xác định vị trí, địa lý khi lái máy bay, với người dùng phổ thông nó chủ yếu được dùng để nhận biết Sáng – Tối (A.M/P.M).
Niềng Xoay ? có nhiều tính năng có trên niềng xoay nhưng phổ biến nhất là niềng xoay để đánh dấu thời gian khi lặn, để xem giờ GMT (múi giờ thứ hai), để xác định phương hướng, đo vận tốc…
Có thể bạn quan tâm —> Những mẫu đồng hồ nam bán chạy nhất <—- CLICK
KẾT THÚC KIẾN THỨC VỀ ĐỒNG HỒ: SỬ DỤNG
>>>Chỉ số ATM: là mức độ chống nước. Với đồng hồ thường tiêu chuẩn ISO 2281 được áp dụng để định nghĩa, 3 ATM có thể dùng khi rửa tay, 5 ATM có thể dùng khi tắm và 10 ATM có thể dùng khi bơi. (1 ATM = 10 m = 1 BAR)
Với đồng hồ có núm điều chỉnh, nắp lưng dạng vít vặn có thể chịu nước trong thời gian lâu hơn tiêu chuẩn. Riêng đồng hồ lặn (từ 10 ATM trở lên) sẽ được áp dụng tiêu chuẩn ISO 6425.
>>>Độ chính xác: độ chính xác trung bình trên lý thuyết cho đồng hồ quartz (pin) là ±20s/tháng, đồng hồ cơ là -15 đến +40s/ngày. Độ chính xác trung bình trong thực tế của đồng hồ pin là ±5s/tháng, đồng hồ cơ là ±15s/ngày.
››› Sai số thực tế có thể sẽ tăng hơn mức lý thuyết khi dùng trong môi trường có từ trường mạnh, nhiệt độ ngoài phạm vi 0 – 35 độ C, rung lắc liên tục (đi xe tốc độ cao, dùng máy cưa, khoan, …)
>>>Thời gian hoạt động: tuổi thọ pin của đồng hồ pin thường từ 2-4 năm còn dự trữ năng lượng của đồng hồ cơ là 40 giờ tùy theo mẫu mã hoặc chức năng nhiều ít.
Trên đây là những kiến thức đồng hồ cơ bản dành cho người mới ! Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn phần nào hiểu hơn về thế giới đồng hồ. Hãy liên hệ với Dwatch để nhận tư vấn về kiến thức đồng hồ và chọn mẫu đồng hồ phù hợp cho bạn nhé !