Vào năm 2015, hãng đồng hồ danh tiếng Omega đến từ Thuỵ Sỹ, đã khiến cả giới doanh nhân Wall Street ‘chao đảo’, khi trình làng chiếc đồng hồ Omega Globemaster Co-Axial Master Chronometer – Đồng hồ kháng từ trường mạnh nhất thế giới !
“Hãy quên Apple Watch đi, đây mới là chiếc đồng hồ mà tất cả doanh nhân trên Wall Street thèm muốn”,chính là những gì tờ Business Insider của Mỹ khẳng định về chiếc đồng hồ mới của Omega.
Đồng Hồ Kháng Từ Trường Mạnh Nhất Thế Giới – Đồng Hồ Omega Globemaster
Chiếc đồng hồ Omega Globemaster Co-Axial Master Chronometer hội tụ 2 công nghệ cao cấp nhất của thương hiệu Omega thời bấy giờ: Công nghệ bộ thoát đồng trục Co-Axial và công nghệ chống lực từ trường >15,000 gauss, làm nên độ chính xác chuẩn Master Chronometer cực kì chất lượng.
Cụ thể hơn, chúng không chỉ được trang bị một bộ thoát đồng trục Co-Axial (Omega vẫn là nhà sản xuất đồng hồ duy nhất đã công nghiệp hóa thành công bộ thoát không dùng mỏ neo truyền thống- lever escapement), mà đây cũng là dòng đồng hồ đầu tiên được Liên bang Đo lường Thụy Sĩ (METAS) chứng nhận một tiêu chuẩn chính xác mới – chuẩn Master Chronometer, một tiêu chuẩn Chronometer khắc ngiệt hơn cả chuẩn của COSC với độ sai số cho phép chỉ từ 0 đến 5 giây/ngày – cùng khả năng chống từ trường ít nhất từ 15,000 gauss trở lên, mạnh đến mức bạn có thể đeo chúng sử dụng trong máy chụp X-quang. (bạn có thể làm vậy nhưng đừng nên vẫn hơn).
Đa phần các vật dụng điện tử hiện đại ngày nay, ví dụ như tivi, tủ lạnh, loa, điện thoại di động, laptop, bếp từ, máy sấy tóc, chăn điện, máy biến áp, máy MRI, máy x-quang, máy quét cơ thể tại sân bay, … đều ít nhiều có sử dụng nam châm hoặc nam châm điện tạo nên các bước sóng từ trường gián tiếp tác động vào các bộ phận đồng hồ thường được làm bằng thép, khiến các bộ phận đó bị nhiễm sóng từ và không thể hoạt động bình thường.
Bộ máy đồng hồ cơ tự động có tới hơn 180 bộ phận và chất liệu có nguồn gốc từ sắt đã chiếm hơn một nữa tổng thể máy. Đặc biệt nhất, bộ phận tạo nên độ chính xác cho đồng hồ là bánh cân bằng lại là bộ phận dễ bị nhiễm từ nhất.
Hầu hết đồng hồ cơ hiện đại đến từ những thương hiệu lớn, có uy tín vê chất lượng, đều có khả năng chống từ trường ở cường độ nhỏ hơn 60 Gauss (tương đương 4800 A/m) theo chuẩn quốc tế ISO 746 (DIN 8309).
Các loại đồng hồ Skeleton (lộ máy), Open-heart (lộ tim) sẽ chịu mức từ trường thấp hơn, ở trong khoảng từ 20 – 60 Gauss.
Nhưng ở mẫu đồng hồ Omega Globemaster có thiết kế lộ máy ở phía đáy sau mà khả năng chống từ trường đạt mức trên 15,000 gauss (tương đương 1,200,000 A/m), trở thành chiếc đồng hồ kháng từ trường mạnh nhất Thế giới.
Nhiệt độ, vị trí đặt đồng hồ và từ trường là những yếu tố gây tác động lên độ chính xác của bộ máy cơ.
Đối với đồng hồ chuẩn COSC chỉ sử dụng nhiệt độ, vị trí đặt đồng hồ để kiểm tra chất lượng độ chính xác đồng hồ qua nhiều ngày thì Tiêu chuẩn METAS còn sử dụng thêm từ trường ở mức 15,000 gauss để thách thức thêm độ chính xác của chiếc đồng hồ.
Hơn nữa, độ sai số cho phép của chuẩn COSC là trong khoảng -4 đến +6 giây/ ngày thì đối với chuẩn METAS độ sai số chỉ được phép sai lệch trong khoảng 0 đến 5 giây/ ngày.
Khi sở hữu chiếc đồng hồ chuẩn METAS, bạn không cần phải quan tâm đến vị trí đặt đồng hồ, nhiệt độ hay từ trường từ các vật dùng điện tử hằng ngày gây tác động lớn đến độ chính xác của đồng hồ.
4 Lý do bạn nên chọn mua đồng hồ Omega Globemaster:
_ Chứng nhận chuẩn chính xác Master Chronometer.
_ Khả năng chống từ đến 15,000 Gauss.
_ Khả năng chống nước 10 bar, có hiển thị lịch vạn niên và trữ năng lượng đạt 60 tiếng.
_ Thiết kế phong cách retro cổ điển, độc đáo từ dòng đồng hồ Omega Constellation.
Đánh giá, cảm nhận về chiếc đồng hồ Omega Globemaster Co-Axial Master Chronometer
Về bộ máy
Bộ máy sử dụng cho các mẫu đồng hồ Omega Globemaster mang tên Omega caliber 8900 (ngoài ra còn mẫu máy caliber 8901 cho phiên bản đặc biêt vàng khối có giới hạn), là bộ máy đầu tiên đạt chuẩn Master Chronometer từ Viện Đo Lường Liên Bang Thụy Sỹ (METAS), được cải tiến và phát triển thêm từ bộ máy caliber 8500, sử dụng bộ thoát đồng trục Co-Axial độc quyền của Omega, dây tóc của bánh cân sử dụng chất liệu Sillicon.
Bộ thoát và bánh cân bằng là hai bộ phận chính làm nên độ chính xác giờ cho đồng hồ cơ, vì thế, đây cũng là hai bộ phận được các hãng đồng hồ cao cấp chú ý nâng cấp, cải tiến.
Xem Thêm >> Đồng Hồ Cơ Là Gì – Đồng Hồ Cơ Hoạt Động Như Thế Nào
Bộ thoát đòn bẩy (lever escapement) đã có tuổi đời hơn 250 năm, được Anh và Thụy Sỹ phát minh vào thế kỷ 18 và hoàn thiện vào thế kỷ 19, là thiết kế phổ biến nhất, được sử dụng bởi phần lớn trong các chế tác bộ máy đồng hồ cơ bởi nhiều thương hiệu.
Mặc dù rất phổ biến, nhưng chúng có một nhược điểm: đó là cần dầu bôi trơn, để giảm ma sát ở các bánh răng. Việc sử dụng dầu là điều bắt buộc để bộ phận hoạt động, nhưng theo thời gian sẽ làm giảm độ chính xác của đồng hồ và cần bảo dưỡng, lau dầu thường xuyên.
Hai trăm năm kể từ khi bộ thoát đòn bẩy ra đời, ngành công nghiệp chế tác đồng hồ đã chứng kiến rất nhiều sáng kiến về cơ cấu hồi (bộ thoát) đồng hồ nhưng rồi nhanh chóng trở nên lỗi thời, và lĩnh vực này ngày càng chậm lại với ít phát kiến hơn.
Cho tới khi cơ cấu hồi đồng trục Co-Axial được phát minh bởi George Daniels vào năm 1974 đã nâng ngành công nghiệp chế tạo đồng hồ cơ lên một tầm cao mới, và được xem là một trong những thành tựu quan trọng nhất của lịch sử đồng hồ cơ, kể từ khi Thomeas Mudge phát minh cơ chế mỏ neo cho cơ cấu hồi (lever escapement), được sử dụng chính thức trong đồng hồ lần đầu tiên vào năm 1769.
Điểm cải tiến khác biệt của cơ cấu hồi đồng trục so với cơ cấu hồi mỏ neo hoạt động với 3 chân để chặn bánh răng thay vì 2 chân như bộ thoát mỏ neo.
Ba chân này sẽ chặn bánh răng theo phương vuông góc chứ không phải bằng lực ma sát theo phương ngang, làm gia tăng hiệu quả hoạt động cơ học, từ đó cải thiện được độ chính xác cao hơn.
Đồng thời, điểm tuyệt vời khác của cơ cấu này là việc loại bỏ hẳn ma sát của hai mặt phẳng, làm tăng độ bền lâu dài cho cả hai bộ phận được xem là rất quan trọng trong bộ máy cơ.
Mục đích phát triển bộ máy Co-Axial của George Daniels là ông muốn xóa bỏ sự cần thiết của việc bôi trơn bộ máy đồng hồ.
Đa số các mẫu đồng hồ sử dụng bộ thoát mỏ neo sẽ cần được tra dầu định kỳ khoảng từ 2-5 năm tuỳ theo độ cao cấp của máy và yêu cầu từ hãng. Tuy nhiên với kĩ thuật Co Axial, thời gian để thêm dầu gia tăng lên đến 7 năm.
Mặc dù Omega đã thừa nhận rằng hãng vẫn chưa thành công trong việc xóa bỏ sự cần thiết của việc tra dầu định kỳ, nhưng hãng cũng khẳng định rằng họ vẫn không ngừng nghiên cứu để hạn chế sự bất tiện ấy cho khách hàng.
Trong thời gian đó, những giọt dầu vẫn được sử dụng tiết kiệm tại một số điểm tiếp xúc quan trọng, vừa đủ để bộ máy đồng hồ hoạt động hiệu quả.
Điểm đặc biệt khác của máy Omega caliber 8900 là bộ máy này sử dụng đến 2 bộ phận trữ cót.
Thông thường, các bộ máy cơ chỉ sử dụng 1 bộ phận trữ cót cho đồng hồ, chỉ có một số ít mẫu đồng hồ cao cấp từ các thương hiệu lớn là sử dụng từ 2 đến 3 hộp trữ cót.
Mục đích việc gia tăng bộ phận trữ cót là để kéo dài thời gian bảo toàn năng lượng cơ cho đồng hồ tiếp tục hoạt động kể từ khi không nhận thêm năng lượng.
Việc sử dụng 2 hộp trữ cót giúp bộ máy Đồng Hồ Omega Globemaster có thời gian trữ năng lượng lên đến 60 tiếng, lau dài hơn khoảng 55% các dòng đồng hồ cơ hiện nay, cũng như khả năng duy trì độ hoạt động chính xác khi mức năng lượng chỉ còn 33%.
Ở bộ phận bánh cân bằng, Omega đã ứng dụng chất liệu dây tóc lò xo bằng Sillicon, một loại vật liệu có độ bền cao, chống lực sốc tốt và không có từ tính, không dễ bị ảnh hưởng từ từ trường như thép.
Hơn nữa, Silicon rất ít hao mòn và cho dù có bị hao mòn thì cũng xảy ra rất chậm. Đó là lý do khiến vật liệu này đang trở thành xu hướng của các hãng đồng hồ để dùng trong hệ thống điều chỉnh bánh lắc và hệ thống trữ dây cót hiện nay.
Ba “người anh em một nhà” nổi tiếng của Omega là Tissot, Longines, Mido cũng ứng dụng chất liệu dây tóc lò xo bánh cân bằng cho những bộ sưu tập đồng hồ Chronometer của họ là Tissot Chronometer Powermatic 80,Longines Record, Mido Commander II; làm tăng độ chính xác, tăng khả năng chống từ trường lên 1,000 gauss và biến mức giá chiếc đồng hồ đạt chuẩn Chronometer COSC xuống mức vừa phải cho nhiều đối tượng người dùng.
Trong bộ máy Omega Calibre 8900, chất liệu Sillion được Omega tổng hợp sử dụng cho nhiều bộ phận thiết yếu như lò xo và bánh cân bằng, con ốc bánh cân bằng, bánh xe gai,…
Kĩ thuật sử dụng chất liệu Sillicon cho những bộ phận quan trọng nhằm gia cố khả năng kháng từ đồng hồ lên đến trên 15,000 gauss được Omega sử dụng thành công trong mẫu đồng hồ đeo tay Aqua Terra từ năm 2013, làm tiền đề để phát triển thêm cho Đồng Hồ Omega Globemaster đạt chỉ tiêu Master Chronometer năm 2015.
Chỉ tiêu Master Chronometer của METAS là một chỉ tiêu khắc nghiệt hơn cả chỉ tiêu chronometer của Tổ chức COSC, bởi trước khi “ứng tuyển” chuẩn Master Chronometer thì đầu tiên chiếc đồng hồ phải hoàn thành chỉ tiêu chronometer của Tổ chức COSC.
Trong khi, Tổ chức COSC chỉ sử dụng vị trí đặt đồng hồ và nhiệt độ để thử thách độ chính xác ổn định của đồng hồ, thì METAS sử dụng thêm cả áp suất nước và lực từ trường để “thử lửa” đồng hồ.
Cụ thể, để đồng hồ đạt chuẩn Master Chronometer thì chiếc đồng hồ phải vượt qua 8 quy chuẩn sau:
- Hoạt động bình thường khi cho chiếc đồng hồ hoàn chỉnh tiếp xúc với vùng từ trường 15,000 gauss.
- Độ lệch thời gian ổn định của đồng hồ ở sáu vị trí đặt đồng hồ.
- Độ chính xác chuẩn hằng ngày ở hai vùng nhiệt độ khác nhau (23 độ C và 33 độ C).
- Thời gian trữ cót lâu dài.
- Độ lệch thời gian ổn định ở mức năng lượng 100% và khi ở mức 33%.
- Độ lệch thời gian ổn định của đồng hồ sau khi tiếp xúc lực từ trường >15,000 gauss.
- Hoạt động bình thường khi chỉ cho bộ máy tiếp xúc với vùng từ trường >15,000 gauss.
- Độ chịu nước tốt
Khi vượt qua 8 quy trình trên mà độ sai số đồng hồ chỉ ở mức 0 – 5 giây/ngày thì chiếc đồng hồ sẽ được khắc chứng nhận Master Chronometer ngay trên mặt số đồng hồ, và mẫu đồng hồ Omega Globemaster chính là chiếc đồng hồ đầu tiên trên Thế giới đạt chuẩn chứng nhận này.
Về thiết kế
Nhìn tổng quan, các mẫu đồng hồ Omega Globemaster có độ dày vỏ là 12.75mm, kích thích vỏ đồng hồ là 39mm,phù hợp với những quý ông có cổ tay từ 14,5 – 18cm, nhưng với thiết kế lịch lãm, gọn gàng và tinh giản nên thậm chí cả những người nữ có cổ tay hơi to vẫn có thể đeo hợp.
Đặc biệt, tại khung vành bezel được khắc chế theo hình răng cưa, một thiết kế thường gặp trên các mẫu đồng hồ đắt tiền của Rolex, làm mẫu Đồng Hồ Omega Globemaster thêm phần gai góc và độc đáo hơn.
Đối với mẫu màu trắng thì bezel làm bằng một kim loại cứng có tên là tungsten carbide tạo nên vẻ sáng bóng nổi bật và lâu dài, còn với mẫu màu màu vàng, hoặc vàng hồng thì sẽ sử dụng chất liệu vàng Sedna 18k trên vành bezel,
Đây không phải là dạng đồng hồ có kích thước “đao to búa lớn” với kích thước 40mm trở lên như xu hướng đồng hồ hiện đại, chắc có lẽ nhà thiết kế Đồng Hồ Omega Globemaster muốn lưu giữ lại chất thanh lịch cổ điển ngày xưa, khi thời xưa đồng hồ cho nam chỉ có kích thước từ 39mm trở xuống.
Nếu bạn là fan của dòng đồng hồ Omega Constellation, chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được, trên mặt số đồng hồ Omega Globemaster là đường nét thiết kế “Pie pan – lòng chảo bánh” theo hình oval quen thuốc của dòng Constellation, cộng thêm kí hiệu hình ngôi sao in nổi bên dưới chữ Master Chronometer, 3 kim thẳng và các vạch chỉ giờ góc cạnh, khắc nổi, có phủ thêm chất liệu dạ quang tốt nhất hiện nay là Super Luminova hỗ trợ xem giờ trong bóng đêm.
Điểm khác biệt duy nhất ở mặt số Đồng Hồ Omega Globemaster so với Constellation là lịch ngày được hiển thị ở góc 6h, mang lại vẻ đẹp cân đối cho mặt số hơn thay vì ở góc 3h của các phiên bản Constellation cũ. Hơn nữa với thiết mặt số hình chữ O như thế thì khi đặt lịch ngày ở vị trí 6h, bên dưới hình ngôi sao sẽ tạo được điểm nhấn nổi bật nhiều hơn.
Mặt kính trước làm từ chất liệu Sapphire cao cấp hạn chế trầy xước tốt, cũng như ở phần mặt sau vỏ cũng thiết kế từ chất liệu Sapphire trong suốt để lộ bộ máy Omega Calibre 8900. Ở giữa mặt đáy là hình đài thiên văn Geneva và 8 vì sao trên bầu trời ám chỉ 8 chỉ tiêu chất lượng khắc nghiệt mà chiếc đồng hồ đã đạt được.
Xem toàn bộ sản phẩm đồng hồ replica Dwatch Thế Giới Đồng Hồ Đẹp tại đây …