Đồng hồ cơ thường rất đắt tiền và để sử dụng đồng hồ cơ đúng cách và cách bảo quản đồng hồ cơ thì sẽ phức tạp hơn hẳn những mẫu đồng hồ hiện đại như đồng hồ pin, đồng hồ năng lượng ánh sáng,v.v… bơi đồng hồ này không hoạt động liên tục bằng năng lượng điện mà phải dữa vào cách lên năng lượng thủ công người dùng.
Nhưng không vì thế mà đồng hồ cơ bị thất thế trước những mẫu đồng hồ thời hiện đại, thời đại mà cả điện thoại di động có khả năng cập nhật giờ rất chính xác, đồng thời, đồng hồ cơ là một trong những dòng đồng hồ rất có sức hút với người sử dụng, đặc biệt là những người đam mê sưu tầm và thích chơi đồng hồ bởi các giá trị sưu tập lâu dài, là dòng mắc tiền hơn, sang trọng hơn, đẳng cấp hơn các dòng đồng hồ khác. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để sử dụng đồng hồ cơ đúng cách nhất !
Hướng dẫn sử dụng đồng hồ cơ đúng cách – Cách bảo quản đồng hồ cơ
Đồng hồ cơ có thể hoạt động trường tồn mãi mãi và tuổi thọ của chúng có lâu dài trăm năm được không hoàn toàn phụ thuộc vào cách sử dụng tinh tế của người chủ sở hữu.
Đồng hồ cơ có rất nhiều “kẻ thù” cản trở khả năng hoạt động chính xác của chúng như bụi bẩn, độ ẩm, lực tác động bên ngoài, từ trường, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,…
Các mẫu đồng hồ cơ hiện nay, qua hơn 200 năm phát triển, đã được các hãng cải tiến về kỹ thuật chế tác và công nghệ gia công đồng hồ nên các đồng hồ cơ hiện nay đã trở nên bền chắc hơn rất nhiều so với đồng hồ cơ cổ xưa.
Tuy nhiên, chúng vẫn hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách giữ gìn của người sử dụng, do cơ bản bộ máy của đồng hồ cơ là một tập hợp của 200 – 400 bộ phận nhỏ bé, tinh vi được gắn kết với nhau để tạo nên những chuyển động đồng bộ, nên chúng rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, chỉ cần một bộ phận bị trục trặc thì các bộ phận còn lại cũng bị trì trệ.
Để có thể giúp chiếc đồng hồ cơ yêu quý của mình hoạt động lâu dài, bạn cần phải biết cách sử dụng, bảo dưỡng đúng. Sau đây, để giúp chiếc đồng hồ cơ của bạn hoạt động tốt, Dwatch sẽ chia sẻ với bạn bí quyết Sử dụng đồng hồ cơ đúng cách !
Kiểm tra, lau dầu cho đồng hồ cơ định kỳ
Đồng hồ cơ thường được bôi trơn lớp dầu tại các bộ phận chân kính (jewels) giúp cho đồng hồ hoạt động được trơn tru, mượt mà, tạo nên các chuyển động chính xác đồng bộ cho cỗ máy cơ. Nếu lớp dầu bị khô, bị loãng do nhiệt độ, hơi nước, hoặc bị bụi bẩn dính vào trong quá trình sử dụng đã lâu, thì chuyển động bộ máy cũng sẽ chậm chạp và không còn đồng bộ.
Vì thế, để sử dụng đồng hồ cơ đúng cách, bạn cần nắm ngày bảo hành lâu dầu định kỳ cho đồng hồ.
Ví dụ: Thời gian tra dầu định kỳ tuỳ theo một số hãng, ví dụ khoảng định kỳ 3 năm đối với hãng Seiko, Citizen, Tissot, Longines…. Tựu chung, thời gian lau dầu định kỳ với toàn bộ các hãng sẽ ít nhất sẽ là từ 3 năm trở lên, nên cứ 3 năm thì bạn cứ thử đem đồng hồ đến tiệm sửa đồng hồ uy tín nhất để kiểm tra và lau dầu.
Nếu bạn mới mua môt đồng hồ cơ thì lớp dầu trong đồng hồ cơ cũng có thể đã loãng dần qua quá trình bán hàng và để trữ kho đã lâu, bạn nên theo dõi độ hoạt động chính xác của chiếc đồng hồ cơ mới mua mỗi ngày, xem chúng có hoạt động sai số cao hay thấp (đối với thương hiệu Nhật trung bình khoảng 20 giây mỗi ngày, của Thuỵ Sĩ trung bình 10 – 20 giây mỗi ngày),
Nếu có sai số cao hơn thì bạn có thể đem đến các trung tâm bào hành để chỉnh điện tử cho độ sai số nằm khoảng cho phép. Đây là số đo trên máy đo ở dạng tĩnh, nếu bạn đeo thì có thể độ sai số không giống trên máy do hoạt động đeo trên tay không giống nhau nên có tỉ lệ sai số nhiều hơn hoặc ít hơn một ít.
Ngoài ra, nếu máy chạy không ổn định thì cũng cần lau dầu lại.
Điều chỉnh ngày/thứ đúng cách
Lưu ý đầu tiên là nên tháo đồng hồ khỏi tay đeo khi chỉnh ngày giờ và bạn cần tránh cập nhật lịch ngày, thứ vào khoảng từ 21h tối đến 3h sáng hôm sau. Đây thời điểm khá nhạy cảm khi cần điều chỉnh thông số ngày thứ và giờ đang chuyển tiếp qua ngày mới.
Trong khoảng thời gian đó, bộ máy của đồng hồ sẽ thực hiện những thay đổi trong cỗ máy theo một công thức chuyển động và rất ngại xảy ra những hoạt động khác can dự vào.
Để có thể chỉnh ngày giờ đúng cách mà không làm hư bộ máy, đầu tiên bạn cần tránh chỉnh lịch ngày thứ vào khung giờ 21h tối đến 3h sáng trong đồng hồ (muốn chỉnh thì bạn nên chỉnh giờ khác khung giờ trên), thứ hai là, để an toàn, bạn nên cố gắng làm sao điều chỉnh kim phút theo chiều kim đồng hồ là tốt nhất, tránh vặn ngược lại chiều kim đồng hồ.
Để dễ dàng chỉnh kim phút theo đúng giờ mà vẫn đúng cách, bạn có thể làm theo bước sau:
_ Chỉnh ngày cho đồng hồ trước 1 ngày của ngày hiện tại. Ví dụ: nếu hôm nay là thứ ba ngày 25 tháng 9, bạn chỉnh lịch thứ ngày của đồng hồ của bạn là thứ hai ngày 24 tháng 9.
_ Sau đó, chỉnh xoay kim phút của đồng hồ theo chiều kim đồng hồ cho tới khi kim giờ xoay qua khu vực 12h xem lịch thứ ngày có thay đổi sang ngày kế tiếp không.
_ Nếu lịch ngày giờ thay đổi, nghĩa là giờ trong đồng hồ bạn đang là giờ chuyển ngày mới ở buổi tối. Và giờ chính xác hiện tại là 7 h sáng thì bạn cứ chỉnh đồng hồ bạn tới số 7h sáng như bình thường.
_ Nếu lịch ngày giờ không thay đổi, nghĩa là giờ trong đồng hồ bạn đang là giờ buổi trưa, bạn cứ tiếp tục xoay nút chỉnh cho tới khi kim giờ chuyển qua khu vực 12h và lịch ngày thứ chuyển sang ngày mới thì bạn sẽ cập nhật giờ đồng hồ theo giờ hiện tại bình thường như ở trên.
Vệ sinh đồng hồ mỗi ngày (hoặc ít nhất là mỗi tuần)
Đồng hồ khi chúng ta đeo mỗi ngày sẽ khiến da cổ tay ta bị nóng và tiết mồ hôi, cộng thêm bụi bẩn, các hoá chất từ môi trường mà ta sinh hoạt hằng ngày sẽ hình thành nên vi khuẩn và các vết bẩn trong đồng hồ.
Mồ hôi và hoá chất sẽ ăn mòn dần lớp vỏ ngoài cũng như bộ phận chống nước của đồng hồ, còn bụi bẩn sẽ xâm nhập dần dần vào trong bộ máy, gây cản trở hoạt động của đồng hồ.
Ngoài ra, vi khuẩn hình thành từ bụi bẩn đồng hồ sẽ gây ra mùi rất khó chịu, có thể gây dị ứng, ngứa ngáy cho da người đeo.
Vì thế, bạn nên chịu khó vệ sinh đồng hồ mỗi ngày, chỉ với một chiếc khăn nhúng nước thường vắt thật khô, không cần xà bông vì tính kiềm của xà bông cũng có thể ăn sâu lớp vỏ và bộ phận chống nước của đồng hồ, là đủ để bạn vệ sinh đồng hồ sạch sẽ rồi.
Lên năng lượng cho từng kiểu đồng hồ đúng cách
Lên năng lượng đúng cách cho đồng hồ là một việc rất quan trọng để duy trì khả năng hoạt động chính xác lâu dài của đồng hồ.
Đồng hồ cơ hiện nay có 3 dòng với ba dạng lên năng lượng khác nhau là: đồng hồ cơ cổ điển lên năng lượng bằng cách lên cót tay, đồng hô tự động lên năng lượng bằng chuyển động tay, và dòng đồng hồ cơ tự động có thể lên năng lượng bằng cách vừa lên cót tay vừa chuyển động tay.
_ Đối với đồng hồ cơ lên cót tay: bạn nên lên cót tay mỗi ngày cho chúng, xoay dây cót khoảng 20 vòng một ngày (tuỳ theo cách sử dụng từng mẫu đồng hồ của mỗi hãng) là bạn đã sạc đủ năng lượng cho chúng hoạt động rồi.
Trong lúc lên dây, đừng lên dây khi đang đeo đồng hồ, bạn tháo đồng hồ ra, cầm trên tay và nên xoay nhẹ nhàng, từ tốn, đừng dùng quá nhiều lực có thể gây ra ma sát mạnh cho bộ máy, khiến các bộ phận bị mài mòn, gây hỏng hóc.
_ Đối với đồng hồ chuyển động tay: Tuỳ theo hãng yêu cầu mà bạn nên chuyển động tay cho rotor đồng hồ xoay theo chiều kim đồng hồ hay ngược kim đồng hồ. Mà đa số đồng hồ tự động hiện đại ngày nay thì có thể xoay được cả hai chiều.
Bạn nên đọc kỹ và nắm cách sử dụng từ sổ hướng dẫn kèm theo khi mới mua đồng hồ.
Và khi lên năng lượng cho đồng hồ hoạt động lần đầu, bạn nên lắc nhẹ nhàng đồng hồ cho đồng hồ hoạt động khoảng 30 cái.
Đa phần các mẫu đồng hồ tự động hiện đại có sử dụng cơ chế ngăn cho đồng hồ nạp dư năng lượng, ngăn không cho đồng hồ hoạt động quá mức.
_ Đối với đồng hồ cơ tự động: khi đồng hồ cơ tự động lên năng lượng để lần đầu tiên sử dụng, bạn nên lên dây cót đầu tiên, điều này giúp đồng hồ cập nhật giờ lẫn năng lượng một cách nhanh chóng và bộ máy hoạt động thuận chiều hơn, sau mới chuyển động tay thêm để đồng hồ có thêm năng lượng hoạt động ổn định mỗi ngày mà không cần lên cót tay thêm.
Chú ý độ chính xác của đồng hồ
Khi bạn đã đeo đồng hồ automatic thì độ sai số hằng ngày nằm khoảng quy định từng loại máy là điều đương nhiên.
Từ việc kiểm soát độ chính xác của đồng hồ mỗi ngày, bạn có thể nhận biết được bạn đã lên năng lượng đủ trong ngày đó cho đồng hồ hoạt động chính xác chưa qua độ sai số của đồng hồ, hoặc nhận biết được đồng hồ đã đến kì bảo dưỡng lau dầu chưa nếu lên năng lượng đúng cách mà vẫn có độ sai số quá lớn (đồng hồ chạy sai số lên tới 3 – 10 phút trở lên/ngày) thì bạn có thể đem đến trung tâm sửa chữa để chỉnh điện tử, lau dầu đồng hồ cho độ sai số nằm trong khoảng cho phép.
Bạn nên nắm tên và thông tin bộ máy đồng hồ cũng như thông số độ sai số mà hãng cho phép cho từng sản phẩm để tránh đồng hồ hoạt động thiếu chính xác với độ sai số vượt mức cho phép quá lớn.
Luôn luôn ấn nút chỉnh khi không có gì cần điều chỉnh
Để không cho bụi bẩn từ chỗ hở nút vặn mà vào trong bộ máy, cũng như các chất lỏng như nước có thể vào bộ máy làm rỉ sét cấu trúc máy, bạn nên ấn nút vặn sát vào vỏ khi không cần điều chỉnh.
Đặc biệt, không nên kéo nút chỉnh khi bạn đang ở môi trường nước, như khi đang đi mưa, đi tắm,v.v…
Ngoài ra, việc ấn nút vặn lại giúp phần nút vặn tránh việc bị va quẹt với tác động bên ngoài làm gãy nút vặn.
Tránh để đồng hồ gần vật có sóng từ trường
Nếu để đồng hồ cơ (đặc biệt là những chiếc đồng hồ lộ cơ chịu từ trường rất yếu) gần những vật dụng hằng ngày có ẩn chứa bước sóng từ trường như laptop, điện thoại, tivi, tủ lạnh,v.v… sẽ khiến thanh kim loại đồng hồ bị nhiễm điện và không thể hoạt động bình thường.
Để tránh đồng hồ cơ bị nhiễm từ, bạn đừng nên để đồng hồ cơ ở gần những vật dụng có bước sóng từ trường nhiều giờ liền.
Cách bảo quản đồng hồ cơ tốt nhất là cất giữ đồng hồ cơ trong hộp kín khi không sử dụng
Bạn nên cất giữ đồng hồ cơ trong hộp kín để tránh bụi bẩn bám vào, cũng như bảo vệ đồng hồ khỏi rơi rớt như khi để bên ngoài. Đồng thời, cũng cho vào hộp gói hút ẩm để đồng hồ không bị ẩm mốc từ hơi nước đọng lại ở đồng hồ trong quá trình sử dụng bên ngoài.
Một vài ý kiến cho rằng, đối với những mẫu đồng hồ cơ, bạn cần phải đầu tư một hộp xoay đồng hồ để duy trì hoạt động ổn định và không làm khô dầu bôi trơn bộ máy. Một ý kiến khác cho rằng việc trữ đồng hồ trong hộp xoay khiến bộ máy cơ hoạt động liên tục làm mài mòn và giảm tuổi thọ bộ máy. Vậy …
Dầu bôi trơn máy đồng hồ cơ có thực sự sẽ bị khô sau quá trình để lâu không sử dụng không?
Dầu đồng hồ bị khô nhanh sau quá trình không sử dụng chỉ đúng khi lớp dầu sử dụng là loại dầu khoáng, hoặc các loại dầu có nguồn gốc từ động vật, là những loại dầu rất dễ bị cô đặc trong khoảng thời gian ngắn, thường hay sử dụng ở các mẫu đồng hồ cổ hoặc các loại dầu rẻ tiền sử dụng tại các cửa tiệm sửa chữa giá rẻ, không uy tín.
Các loại dầu sử dụng bôi trơn máy cho các loại đồng hồ cơ hiện nay là dầu tổng hợp, rất khó bị cô đặc, trừ khi gặp nhiệt độ lạnh, và có thể để qua một thời gian dài (khoảng trung bình 5 đến 8 năm) thì chúng mới bắt đầu bị “loãng”.
Vì thế, khi sử dụng những mẫu đồng hồ cơ hiện đại, bạn không cần phải sợ việc dầu sẽ bị khô khi không sử dụng, trừ khi bạn đã để qua thời hạn cần lau dầu.
Nhờ vào tác dụng khó bị đông đặc của loại dầu tổng hợp mà tại các cửa hàng bán đồng hồ, các mẫu đồng hồ cơ hiện nay sẽ không cần được hoạt động trong khi bảo trữ, trưng bày và vẫn có thể lên năng lượng sử dụng tốt ngay tức khắc sau thời gian dài không sử dụng.
Trữ đồng hồ nhiều trong hộp xoay có mau làm mòn máy cơ và giảm tuổi thọ đồng hồ?
Điều này cũng là có cơ sở, đồng hồ tự động hoạt động bằng cơ chế lên năng lượng bằng chuyển động theo tay người dùng, việc vô ý sử dụng quá mạnh tay trong các hoạt động hằng ngày vốn dĩ cũng đã làm bộ phận rotor, bộ phận chịu trách nhiệm chính cho việc lên năng lượng và duy trì mức năng lượng, bị mài mòn một phần.
Thông thường, chúng ta sẽ đeo đồng hồ 8-12 tiếng/ngày, và nếu sau đó, bạn lại cho chúng vào hộp xoay, bắt bộ phận rotor của bộ máy cơ tiếp tục làm việc 24/7 thì trục của bộ phận này sẽ bị mài mòn và giảm tuổi thọ đi rất nhiều.
Kết luận là…
Với những dòng đồng hồ tự động hiện đại mà đơn giản, ít chức năng phức tạp, bạn không cần phải đầu tư hộp xoay mà nên cất giữ đồng hồ cơ trong hộp kín, cho chúng nghỉ ngơi sau một ngày sử dụng, để sáng hôm sau chúng vẫn sẽ hoạt động tốt bình thường.
Nhưng cũng có một số dòng đồng hồ cơ mà bạn bắt buộc phải mua hộp xoay để dự trữ năng lượng cho chúng, đó là những mẫu đồng hồ cơ có cơ chế như Lịch vạn niên – Perpetual Calendar, Lịch tuần trăng Moonphase, và các mẫu đồng hồ thiên văn Planetarium.
Khi chọn mua hộp xoay, tránh mua những mẫu hộp xoay rẻ tiền chỉ xoay được một chiều, xoay liên tục không nghỉ, không có cơ chế điều chỉnh xoay nhanh chậm đúng chuẩn và có tiềm ẩn lực từ trường từ bộ xoay, khiến đồng hồ có nguy cơ bị nhiễm từ.
Khi xài hộp xoay thì cũng cần để ý là nên cho đồng hồ xoay ngược chiều hay cùng chiều kim đồng hồ, xoay với vận tốc như thế nào – mấy vòng/ngày là ổn,
Hi vọng với bài viết trên bạn đã có thêm kinh nghiệm để có thể sử dụng đồng hồ cơ đúng cách hơn ! Bạn có thể tham khảo các mẫu —> đồng hồ cơ đẹp tại đây <—